-
Đang truy cập:
1
-
Hôm nay:
1
-
Trong tuần:
1
-
Tổng lượt truy cập:
1
|
|
TTHC lĩnh vực Tài nguyên môi trường
07/12/2022
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC THỦY LỢI
STT
|
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
TRANG
|
1
|
Thủ tụcnhận hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Đối với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương phân bổ dự toán cho UBND cấp xã thực hiện)
|
2-4
|
2
|
Thủ tụcThẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
|
4-5
|
3
|
Thủ tụcThẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
|
5-6
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC THỦY LỢI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1. Thủ tụcnhận hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Đối với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương phân bổ dự toán cho UBND cấp xã thực hiện)
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để thực hiện xem xét thanh toán, giải ngân.
Bước 2: Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ, UBND cấp xã đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ hoặc từ chối thực hiện nếu hồ sơ không hợp lệ.
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt UBND cấp xã thanh toán nguồn vốn hỗ trợ cho người đề nghị hỗ trợ trong thời gian 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
Cách thức thực hiện
|
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
|
Hồ sơ
|
Thành phần hồ sơ gồm có
-Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018;
- Hồ sơ được phê duyệt;
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Số lượng hồ sơ:1 bộ
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
Các tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Kết quả thực hiện TTHC
|
Thanh toán giải ngân vốn hỗ trợ
|
Lệ phí
|
Không
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
· Phụ lục.doc(link is external)
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
- Đối với Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước:
+ Phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã;
+ Đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 3 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; được tất cả các thành viên hưởng lợi đồng thuận đóng góp phần kinh phí còn lại; tổ chức thủy lợi cơ sở tự quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.
- Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:
+ Đối với cá nhân: Quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên; riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.
+ Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở: Quy mô khu tưới phải đạt từ 02 ha trở lên; riêng khu vực miền núi từ 01 ha trở lên và phải có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất;
+ Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tưới phục vụ các loại cây trồng là cây trồng chủ lực của quốc gia, địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
· Luật 08/2017/QH14(link is external)
· Nghị định 77/2018/NĐ-CP(link is external)
|
2. Thủ tụcThẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
|
Cách thức thực hiện
|
Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
|
Hồ sơ
|
Thành phần hồ sơ gồm có
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập; - Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
Số lượng hồ sơ:1 bộ
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
- tổ chức, cá nhân
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Kết quả thực hiện TTHC
|
Phương án được phê duyệt
|
Lệ phí
|
Không
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Không
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
Không có
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
· Luật 08/2017/QH14(link is external)
· Nghị định 114/2018/NĐ-CP(link is external)
|
3.Thủ tụcThẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
|
Cách thức thực hiện
|
Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
|
Hồ sơ
|
Thành phần hồ sơ gồm có
Tờ trình đề nghị phê duyệt;
- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).
Số lượng hồ sơ:1 bộ(01 bộ bản giấy và 01 bản điện tử)
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
- tổ chức, cá nhân
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Kết quả thực hiện TTHC
|
Phương án được phê duyệt
|
Lệ phí
|
Không
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Không
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
Không có
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
· Luật 08/2017/QH14(link is external)
· Nghị định 114/2018/NĐ-CP(link is external)
|
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
STT
|
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
TRANG
|
1
|
Thủ tụcxác nhận hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
|
2-3
|
1. Thủ tục xác nhận hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ và đúng thẩm quyền thì xem xét giải quyết.
- Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại UBND cấp xã. Khi nhận kết quả, tổ chức cá nhân phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c)Hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Hợp đồng đã ký giữa các bên liên quan;
c) Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của người đề nghị xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d)Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã.
f) Kết quả thực hiện TTHC: Xác nhận hợp đồng của UBND cấp xã.
g) Phí, lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận việc đăng ký tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân tiến hành ký hợp đồng về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008.
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
- Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP XÃ
STT
|
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
TRANG
|
1
|
Thủ tục đăng ký, kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản ban đầu
|
2
|
2
|
Thủ tục hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh
|
3-4
|
3
|
Thủ tục hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh
|
5-6
|
1. THỦ TỤC: ĐĂNG KÝ KÊ KHAI SỐ LƯỢNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BAN ĐẦU
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi và gửi bản đăng ký kê khai đến UBND cấp xã. Các hộ nuôi trồng thủy sản kê khai khi thực hiện nuôi trồng thủy sản và bản gửi đăng ký kê khai đến UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận kê khai đối với các hộ chăn nuôi tập trung. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai, UBND xã xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
|
Cách thực hiện
|
Trực tiếp
|
Thành phần, số lượng hồ sơ
|
Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai.
|
Đối tượng thực hiện
|
Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
|
Kết quả thực hiện
|
UBND cấp xã xác nhận vào bản kê khai
|
Lệ phí
|
Không
|
Tên mẫu, đơn mẫu tờ khai
|
Mẫu số 6 PCTT.docx
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
|
Không có thông tin
|
Căn cứ pháp lý
|
Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
|
2. THỦ TỤC HỖ TRỢ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO DỊCH BỆNH
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
|
Cách thực hiện
|
Trực tiếp
|
Thành phần, số lượng hồ sơ
|
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh theo mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
- Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã)
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ.
|
Đối tượng thực hiện
|
Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã
|
Kết quả thực hiện
|
Văn bản trả lời hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
|
Lệ phí
|
Không
|
Tên mẫu, đơn mẫu tờ khai
|
Phụ lục I (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5).docx
Mẫu số 6 PCTT.docx
Phụ lục II (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6).docx
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
|
- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. - Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). - Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. - Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.
|
Căn cứ pháp lý
|
02/2017/NĐ-CP
|
|
|
3. HỖ TRỢ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã.
Bước 2: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra với sự tham gia, phối hợp của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã để kiểm tra, xác nhận thiệt hại; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 5: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.
|
Cách thực hiện
|
Trực tiếp
|
Thành phần, số lượng hồ sơ
|
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã)
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ.
|
Đối tượng thực hiện
|
Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã
|
Kết quả thực hiện
|
Văn bản trả lời hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
|
Lệ phí
|
Không
|
Tên mẫu, đơn mẫu tờ khai
|
Phụ lục I (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5).docx
Mẫu số 6 PCTT.docx
Phụ lục II (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6).docx
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
|
- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. - Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). - Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. - Thời điểm xảy ra thiệt hại:Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.
|
Căn cứ pháp lý
|
02/2017/NĐ-
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
STT
|
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
TRANG
|
1
|
Thủ tục tham vấn ý kiến báo cáo đánh giá tác động môi trường
|
2-3
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
|
Đinh Văn Trung VH-XH xã Tiên Thành
| | |
|