Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng với những nét lịch sử hào hùng

 

anh tin bai

Trung tâm xã Tiên Thành

Do nằm trong đường liên lạc của Trung ương Đảng nên nhân dân xã Tiên Giao sớm có tinh thần giác ngộ cách mạng, có nhiều người hoạt động trong thời bí mật như: Đinh Quế Liêm (tức Đinh Văn Táy); Đinh Quế Thanh (tức Đinh Văn Học); Đinh Văn Nam (tức Hảo Minh); Phùng Văn Sủi (tức Phùng Tất Thắng); Đinh Văn Kiềm.

Tháng 5/1945, Việt Minh của xã được thành lập ở Pò Rườn, xóm Bản Chập do ông Háng (tức Bằng Giang) và ông Bùi (tức Bùi Bảo Vân) chủ trì để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Tại cuộc họp này, ông Hòa Thượng (tức Đinh Văn Kâng), xóm Ba Liên đã đặt tên cho xã là Tiên Thành.

Tháng 6/1945, có cuộc đấu tranh chống bắt phu, bắt lính và vận động những người tham gia lính Pháp quay súng trở về với cách mạng do ông Đinh Văn Thời, xóm Nưa Khau và ông Đinh Văn Hựu, xóm Bản Chập tổ chức vận động. Trước tháng 8/1945, xã Tiên Thành có tất cả 48 người bị Pháp bắt đi lính.

Thời kỳ 1945 - 1954, nhân dân xã Tiên Thành cống hiến nhiều sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Con em các dân tộc của xã Tiên Thành đã mặt ở khắp các chiến trường biên giới, Tây Bắc, Điện Biên, Thượng Lào... Tiêu biểu như trong Chiến dịch Biên giới (1950), nhân dân các dân tộc xã Tiên Thành tham gia đóng góp lương thực, thực phẩm, tiền, quần áo và hơn 500 cây tre để làm cầu phao qua sông Bằng Giang và làm lán trại cấp cứu thương binh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân xã Tiên Thành cống hiến nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Sau chiến tranh biên giới năm 1979, nhân dân xã tập trung khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống.

Về tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng: Ủy ban nhân dân lâm thời (Ủy ban kháng chiến) đầu tiên của xã Tiên Thành được thành lập tháng 5/1945, cùng ngày với hội nghị thành lập Mặt trận Việt Minh của xã. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của xã được thành lập từ tháng 8/1947 gồm 14 đồng chí.

Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, xã có 2 cán bộ lão thành cách mạng, 5 cán bộ tiền khởi nghĩa, 29 liệt sĩ (kháng chiến chống Pháp 7 người, kháng chiến chống Mỹ 22 người), 16 thương binh (kháng chiến chống Pháp 5 người, kháng chiến chống Mỹ 11 người), 1 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. 

Nhiều năm trước, kinh tế - xã hội của xã chậm phát triển do điều kiện tự nhiên không thuận lợi đời sống bà con nhân dân gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của các cấp, xã đã phát huy lợi thế phát triển du lịch cộng đồng làng Tày cổ Bản Giuồng, nét văn hóa dân tộc truyền thống độc đáo Lễ hội Nàng Hai - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cùng với việc thực hiện nhiều chương trình dự án trên địa bàn đã làm cuộc sống của nhân dân trong vùng có nhiều khởi sắc hơn.

Tin mới


Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang